Sẹo & Vết rạn da
Sẹo bị gây ra do vết thương hoặc sau phẫu thuật. Những vết sẹo này có thể điều trị
bằng phương pháp xóa sẹo, nhưng chúng không thể xóa được hoàn toàn. Vì vậy,
tên gọi chính xác phải là cải thiện sẹo thay vì xóa sẹo.
Vết rạn da xuất hiện như đường kẻ trên bề mặt da khi lớp biểu bì bị mỏng, collagen và elastin bị tổn thương.
Thời gian trôi qua, vết rạn màu đỏ sẽ biến thành vết rạn màu trắng.
Rất khó để loại bỏ hoàn toàn vết rạn da màu trắng, vì vậy điều quan trọng là phải điều trị vết rạn ở giai đoạn đầu.
Vùng da xung quanh vết sẹo bị kéo giãn và vết sẹo trở nên rộng hơn. Sẹo này thường xảy ra ở trẻ em đang phát triển hoặc những người trẻ tuổi.
Bề mặt da bị cứng và nổi lên với màu đỏ. Lúc đầu, kích thước sẹo tăng lên nhưng nó không phát triển vượt ra ngoài khu vực bị thương. Nó trở nên nhỏ và mảnh hơn sau 6-18 tháng. Nó thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên do lượng collagen sản sinh nhanh .
Sẹo lõm xuất hiện do lớp hạ bì và mỡ dưới da bị tổn thương. Ngoài ra, sẹo lõm cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.
Nhìn giống như vết sẹo phì đại, nhưng sau 6 đến 18 tháng nó không nhỏ dần đi mà lan sang da bình thường. Trong nhiều trường hợp, sẹo lồi bị tái phát sau khi cắt bỏ nên việc chẩn đoán chính xác sẹo lồi trước khi điều trị là rất quan trọng.
Trong quá trình tăng cân quá mức hoặc quá trình phát triển ở tuổi vị thành niên, da bị kéo căng trong thời gian dài gây ra vết rạn da. Thông thường, nó xuất hiện trên cánh tay, đùi, bụng, hông, bắp chân và ngực. Đối với phụ nữ sau khi mang thai, nó xuất hiện trên vùng bụng hoặc vùng cơ sau khi tập tạ.
Vết rạn da có liên quan đến hooc môn vỏ thượng thận. Phụ nữ khi mang thai, thường bị tăng nội tiết tố nữ và nội tiết tố vỏ thượng thận gây ra các vết rạn da. Triệu chứng này có tỷ lệ xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân mắc hội chứng suy tuyến thượng thận thứ phát.
Các vết rạn da xuất hiện giống nhau trên các cặp song sinh, vì vậy có nghiên cứu cho rằng nguyên nhân cũng có thể là do ảnh hưởng di truyền.
Các loại sẹo rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân,
diện tích của sẹo và mức độ tổn thương da và loại da. Mặc dù vết sẹo không gây ra các vấn đề về chức năng,
nhưng cần phải điều trị vì sẹo rất dễ nhìn thấy.
Laser giúp tái tạo tế bào da và collagen để làm giảm sẹo, đồng thời giúp loại bỏ các mô sẹo bên trong da.
Liệu pháp PRP, còn được gọi là tái tạo da bằng máu, tái tạo tế bào da và collagen bằng máu của chính bạn. Các tế bào từ máu của bạn sẽ được ly tâm sau đó tiêm vào da để tái tạo và trẻ hóa. Kết hợp liệu pháp này với liệu pháp laser sẽ tối đa hóa hiệu quả điều trị.
Liệu pháp sử dụng MTS để tiêm nhân tố tăng trưởng vào lớp hạ bì da, giúp nuôi dưỡng các tế bào, mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tạo và duy trì chức năng tế bào collagen và elastin. Ưu điểm là kích thước của các hạt rất nhỏ và có thể tiêm dễ dàng vào da.