Sụn vách ngăn phát triển quá mức có thể làm cho mũi trông lệch. Phẫu thuật lệch sống mũi thường được thực hiện đồng thời với phẫu thuật đầu mũi.
Nhiều trường hợp những người có mũi gồ thường có sống mũi cao. Trong trường hợp này, có thể cải thiện sống mũi đơn giản bằng cách cạo bướu gồ và nâng đầu mũi. Tuy nhiên, đối với những người có sống mũi rộng, thì phải thực hiện thêm phẫu thuật thu gọn xương mũi. Việc phẫu thuật có thể trở nên khá phức tạp, nên việc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm là điều rất quan trọng.
Hơn một nửa số bệnh nhân bị viêm mũi mãn tính và viêm xoang bị lệch vách ngăn. Ngay cả khi không nhìn thấy mũi lệch từ bên ngoài, nhưng rất có khả năng sụn vách ngăn bên trong bị lệch làm tắc nghẽn đường thở gây viêm mũi và nhiễm trùng. Câu trả lời là có thể điều trị tình trạng nghẹt mũi bằng phẫu thuật ENT.
Không phải tất cả. Tùy thuộc vào thể trạng phục hồi xương của mỗi người, bướu gồ có thể hơi mọc lại. Tuy nhiên, nếu việc gọt xương được thực hiện đúng cách, thì có thể ngăn ngừa tái phát.
Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật này rất nguy hiểm, tuy nhiên gọt xương là giải pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bướu gồ phát triển trở lại. Xin lưu ý rằng việc gọt xương mũi không nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Chỉ có một vài mạch máu và dây thần kinh trong xương mũi nên khi phẫu thuật được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, thì sẽ đem lại kết quả phẫu thuật cực kỳ khả quan.
Nếu bệnh nhân có sống mũi cao và vấn đề chỉ là đầu mũi, thì có thể nâng đầu mũi đơn giản bằng sụn tự thân.
Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp mũi không cần phải chỉnh sửa nhiều.
Các mô mũi bị tổn thương sau khi phẫu thuật và phải mất 6 tháng phục hồi. Tái phẫu thuật không có nghĩa là làm tổn thương da hoặc hệ thống miễn dịch. Nếu sử dụng các chất liệu phù hợp, thì tái phẫu thuật có thể giúp chỉnh sửa các khiếm khuyết từ phẫu thuật trước đó. Tuy nhiên, việc tái phẫu thuật phức tạp hơn lần đầu, nên các bác sĩ phẫu thuật cần phải thận trọng và tỉ mỉ hơn.
Việc lộ vật độn không phải là vấn đề chất liệu cấy ghép, mà là vấn đề vềtay nghề và kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật. Vật độn chỉ đáng chú ý nếu nó quá cao hoặc quá hẹp đối với mũi bệnh nhân. Do đó, bác sĩ phẫu thuật phải thiết kế và tạo hình lại sống mũi với kích thước vật độn phù hợp hơn.
Mũi có thể bị hóp lại và không tự nhiên nếu sụn mũi bị buộc quá chặt hoặc nếu da quá mỏng.
Để ngăn chặn tình trạng mất tự nhiên, bị lộ sống và biến dạng như vậy, sụn mũi phải được thiết kế cẩn thận, và phải được bọc lại bằng mô nhân tạo.
Đầu mũi bị cứng thường là do cấy ghép chất liệu độn vào đầu mũi. Tại Wonjin, chúng tôi sử dụng các mô tự thân mềm như tai và sụn vách ngăn và mỗi loại đều có ưu điểm của nó. Sụn vách ngăn cứng hơn sụn tai phù hợp trong việc duy trì và nâng đỡ đầu mũi. Mặt khác, sụn tai mềm và linh hoạt hơn, phù hợp để tạo hình đầu mũi tròn, tự nhiên.
Cả hai chất liệu đều tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp tái phẫu thuật silicone sẽ dễ lấy ra hơn.
Gore-tex có xu hướng tích hợp với các mô da vì thành phần cấu tạo xốp, do đó rất khó để lấy ra.
Đương nhiên rồi. Mũi to có thể trở nên thon gọn và tinh tế bằng cách phẫu thuật chỉnh sửa đầu mũi.